Breaking News

Trẻ em học tiếng anh trước 6 tuổi sẽ thông minh hơn

Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sự phát triển sớm của trẻ em cho rằng học ngoại ngữ không bao giờ là sớm song độ tuổi thích hợp nhất để trẻ tiếp xúc với tiếng Anh là ở độ tuổi mẫu giáo.

Chúng ta cùng thảo luận vấn đề này qua một số câu hỏi và trả lời: Hỏi: độc giả, trả lời: TS Nguyễn Minh Đức.

Hỏi: Trẻ nên học tiếng Anh bắt đầu từ lúc mấy tuổi là tốt nhất? Chương trình tiếng Anh nào phù hợp cho trẻ mới bắt đầu học. Trường tiếng Anh nào tốt cho trẻ mới bắt đầu học. (Lương Thị Dương, 29 tuổi, Hà Nội).

Trẻ em nên học tiếng anh trước 6 tuổi


Trả lời: 3-5 là độ tuổi rất phù hợp để học tiếng Anh. Do bố mẹ không biết tiếng Anh nên bên cạnh việc tạo điều kiện tốt nhất cho con tiếp xúc với tiếng Anh như nghe băng đĩa bằng tiếng Anh... Chị cũng nên gửi cháu tới học tại các trung tâm ngoại ngữ vì tiếng anh đặc biệt cần có một môi trường để học. Đặc biệt, hè là một dịp rất phù hợp để trẻ theo học các khóa tiếng Anh xen kỹ với những hoạt động vui chơi, thể hiện năng khiếu. 



Hỏi: cháu bé 5 tuổi chưa biết viết chữ có cho đi học tiếng Anh được không ạ? (Lê Anh Phương, 40 tuổi, Đồng Xa - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội)
Trả lời:  Hoàng Hải Linh, Học sinh lớp 9A trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam: Khi 5 tuổi, mẹ đã cho cháu học tiếng Anh song song với tiếng Việt. Nhỏ hơn, cháu được làm quen tiếng Anh qua các hình vẽ. Ở độ tuổi này theo cháu trẻ em nên tiếp xúc nhiều với một môi trường càng nhiều tiếng anh càng có lợi cho bé, điều này rất có lợi cho kỹ năng nghe nói sau này của bé.
 Hỏi: Con tôi học trường mầm non quốc tế từ nhỏ. Hiện tại cháu lên lớp 1 nên tôi cho về trường Việt học. Hiện tại cháu nghe nói tiếng Anh rất tốt. Tôi muốn hỏi nên cho cháu học thế nào để không bị mất vốn tiếng Anh hiện tại? (Nguyễn Thủy Chung, 31 tuổi, 305 Ngô Gia Tự - Long Biên - Hà Nội)
Trả lời: Quan trọng nhất trong học ngôn ngữ là cơ hội được thực hành thường xuyên và môi trường sẽ khuyến khích trẻ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Vì vậy, cách tốt nhất là chị nên gửi các cháu tới những trung tâm ngoại ngữ. Tại đây, cháu sẽ có cơ hội thường xuyên học và thực hành với thầy cô giáo bản ngữ và các bạn cùng lứa. Điều này giúp cho bé tăng cường khả năng phản xạ học tiếng Anh dù không còn học tại trường quốc tế. Theo tôi, tiếng Anh nên là một quá trình học tập thường xuyên và liên tục.
Hỏi: Làm thế nào để trẻ em học giỏi môn nghe tiếng Anh (Ngoc, 10 tuổi, ĐN)
Trả lời: Hoàng Hải Linh: Theo Linh cách luyện nghe tốt nhất là xem phim và nghe nhạc nhiều bằng tiếng Anh. Trong quá trình xem và nghe thì bạn nên chú ý các cấu trúc câu được lặp lại nhiều lần vì đây sẽ là cấu trúc hay gặp trong tiếng Anh giao tiếp thông thường. Nếu có điều kiện bạn nên giao tiếp nhiều với người nước ngoài. Lúc đầu có thể bạn chỉ hiểu 30-40 % nhưng bạn đừng ngại hỏi lại. Dần theo thời gian kỹ năng nghe sẽ được cải thiện hơn.
 Hỏi: Em học tiếng Anh rất mau chán, chị Linh có thể chia sẻ cho em cách thức nào để hứng thú với môn học ngoại ngữ? (Quang Minh, 10 tuổi, Hà Nội)
Trả lời: Hoàng Hải Linh: Để tạo hứng thú theo mình bạn nên bắt đầu theo học tiếng Anh tại các trung tâm. Lớp học của các trung tâm thường ít học viên, giáo viên có thể quan tâm đến từng cá nhân. Giáo viên bản ngữ thường khuấy động không khí buổi học bằng các trò chơi tiếng Anh. Học viên có thể tham gia các buổi dã ngoại, các câu lạc bộ tiếng Anh hoặc tham gia một khóa trại hè tiếng Anh tại nước ngoài.
Hỏi: Làm thế nào để thúc đẩy khả năng học ngoại ngữ tại nhà cho trẻ đối với trẻ trong nhóm tuổi từ 7-12 tuổi? (Minh Anh, 31 tuổi, Hà Nội)
Trả lời:  Tiến sĩ Nguyễn Minh Đức: Trẻ sau 6 tuổi thì bước sang môi trường học tập khác với trước đó. Từ môi trường học mà chơi, chơi mà học sang mô hình học theo thời khóa biểu nghiêm túc, sẽ có nhiều căng thẳng hơn trước sau những giờ học chính khoá. Hơn nữa, học sinh tiểu học bắt đầu thích xã hội hoá, vượt ra khỏi không gian gia đình để thoả mãn nhu cầu khám phá, để quên đi những khó khăn trong gắn bó với người thân ở độ tuổi trước.
Do vậy, để kích thích khả năng học ngoại ngữ ở nhả cho con em, các bậc phụ huynh cần chú ý giúp con em giải toả hai loại nhu cầu trên bằng cách giúp các em tận dụng thế mạnh của các Trung tâm hoặc câu lạc bộ tiếng Anh có phương pháp gần với cách học mà chơi, chơi mà học mà giúp con em biết cách khám phá thế giới xung quanh. Trên cở sở đó, các em sẽ tìm ra một cách tương tác với phụ huynh ở nhà như các em làm cô giáo, thầy giáo, tổ chức lại các trò chơi học tập đã học được... Cách này hiệu quả hơn là mời gia sư về nhà dạy.
Mặt khác, có một đặc điểm tâm lý rất quan trọng của tuổi học sinh tiểu học là các em thường tin vào thầy cô hơn là tin vào bố mẹ. Khi về nhà, nếu bố mẹ phát hiện con làm sai một bài tập nào đó, các em thường phản bác bằng câu: Cô giáo con bảo thế. Do vậy, nếu phương pháp và kiến thức ở nhà trường chính quy có hạn chế thì các em sẽ phải chịu những hậu quả lâu dài về những khiếm khuyết trong sự phát triển tư duy, nhất là tư duy phản biện. Thường là các em duy trì những niềm tin ngây thơ có nhiều cảm xúc như vậy rất lâu dài. Tốt nhất là giúp con biết thêm những cách tiếp cận khác ngoài nhà trường để trong các trò chơi tương tác với con ở nhà, con sẽ có thêm vốn liếng để phản biện lại những ý kiến sai của bố mẹ theo hướng đúng.

Sưu tầm