Cha mẹ nên học ngoại ngữ cùng con(P2)
Bổ xung vốn từ vựng cho trẻ thông qua hoạt động thường ngày.
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ thường tiếp thu từ vựng nhanh chóng bằng cách:
- Gắn từ đó với sở thích của trẻ, hoạt động thường ngày và cảm xúc của trẻ.
VD dạy trẻ từ “Sport”, bố mẹ có thể lấy ví dụ ra một số môn thể thao trẻ thích và cùng thảo luận để tạo hứng học của trẻ
- Gắn từ vựng với các hoạt động thường ngày của trẻ
VD: Dạy trẻ từ “Lake” hoặc “Water”, cha mẹ có thể hướng trẻ đến các hoạt động thường ngày như swim (bơi), have a shower (tắm)….
- Gắn với cảm xúc của trẻ
- Thực hành mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi không đủ vốn từ, bạn vẫn có thể giải thích lại bằng tiếng Việt với trẻ. Vì ở lứa tuổi này, học từ vựng quan trọng quan trọng hơn là học ngữ pháp. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc thực hành tiếng Anh, bố mẹ hãy sử dụng những câu gợi ý đơn giản như: “Tên con là gì?”, “Con mấy tuổi?”, “Kia là con gì?”.
Nhiều lúc, trẻ sẽ thêm vào câu nói một từ tiếng mẹ đẻ vì chưa biết từ tiếng Anh tương ứng. Bạn không nên tỏ ra thất vọng, mà hãy động viên con và nhắc lại câu đó hoàn toàn bằng tiếng Anh rồi hướng dẫn trẻ đọc theo.
Khi nào cha mẹ cần dịch cho trẻ nghe
Khi học tiếng mẹ đẻ, trẻ đã quen với việc chỉ hiểu được một vài từ trong câu rồi đoán nghĩa những từ còn lại nhờ ngữ điệu, cử chỉ của người nói. Với các câu nói tiếng Anh, trẻ cũng sẽ áp dụng kỹ năng này.
Khi khái niệm và từ ngữ diễn đạt khái niệm đều mới mẻ với trẻ, bố mẹ cần phải giải thích cho trẻ nghe từ có nghĩa tương đương trong tiếng mẹ đẻ trước một lần rồi mới nói từ tiếng Anh.
Tuy nhiên, cần hạn chế việc này. Trẻ sẽ quen với việc đợi cha mẹ dịch nghĩa thay vì dựa vào những gợi ý để hiểu từ mới.
Những lưu ý cuối cùng dành cho các bậc phụ huynh
Những bài học tiếng Anh nên kéo dài trong vòng mười phút và diễn ra một hoặc hai lần mỗi ngày.
Khi dạy con học, cha mẹ nên tập trung mọi sự chú ý vào trẻ, để trẻ hocjmootj cách tự nhiên chứ không nên gượng ép. Điều đó giúp trẻ yêu thích những giờ học tiếng Anh vì chúng nhận được nhiều sự quan tâm của bố mẹ.
Bạn cũng đừng quên thường xuyên khen ngợi để trẻ biết rằng chúng đang tiến bộ.