Bát nháo tiếng Anh bổ trợ
Hàng loạt trường tiểu học, THCS tại TP HCM tổ chức giảng dạy tiếng Anh bổ trợ và các phần mềm bổ trợ tiếng Anh, gây khó khăn cho phụ huynh học sinh trong việc lựa chọn chương trình phù hợp.
Tiếng Anh bổ trợ được giảng dạy theo Quyết định 448/QĐ ngày 31-10-2012 của UBND TP HCM (phê duyệt đề án phổ cập, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP HCM giai đoạn 2011-2020). Tuy nhiên, việc giảng dạy các chương trình này ở các trường hiện quá lôm côm, mập mờ khiến phụ huynh phản đối.
Thay đổi xoành xoạch
Theo quyết định của UBND TP HCM, các trường tăng cường sử dụng những chương trình tiếng Anh bổ trợ nhằm nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp dưới dạng xã hội hóa. Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM cho biết theo nguyên tắc, các trường được quyền hợp đồng với giáo viên nước ngoài có giấy phép để dạy tiếng Anh, kinh phí sẽ xã hội hóa. Tùy theo từng chương trình tiếng Anh mà có thể giảng dạy trong chương trình chính khóa hoặc chương trình buổi hai.
Thực tế tại các trường, việc thực hiện các chương trình này khá lộn xộn. Năm học 2015-2016, chương trình tiếng Anh AMA được nhiều trường hợp đồng và đưa vào giảng dạy như là tiếng Anh bổ trợ thì gần đây bỗng dưng biến mất khỏi… bản đồ trường học. Thay vào đó là sự xuất hiện của tiếng Anh Dyned gần như độc quyền và vài phần mềm tiếng Anh khác.
Học sinh tại TP HCM trong giờ học tiếng Anh Ảnh: TẤN THẠNH
Ông H.H, một phụ huynh có con đang theo học tại Trường Tiểu học Trần Quốc Thảo (quận 3), cho biết năm trước, khi con image vào lớp 1, trường tổ chức dạy tiếng Anh tự chọn và dùng giáo trình Family and Friends. Thế nhưng, năm nay, khi con ông lên lớp 2, tiếng Anh Dyned đã "nhảy vào chào hàng phụ huynh". Theo ông H., họ đầu tư hẳn một phòng theo chuẩn Dyned trong trường, phụ huynh nào đăng ký cho con thì các em học theo chương trình buổi hai, với thời lượng 2 tiết/tuần, 160.000 đồng/tháng.
Trong khi đó, tại Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3), nhiều phụ huynh cho biết đang có rất nhiều chương trình tiếng Anh cùng triển khai như tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh ngoại ngữ 2…; hoàn toàn không dạy và học theo sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT. Một phụ nữ có con đang học lớp 8 phàn nàn phụ huynh không biết, mua bộ sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ GD-ĐT về coi như phải bỏ vì không học. Khi con bà học lớp 6, 7 phải mua giáo trình tiếng Anh Dyned với giá 350.000 đồng/bộ. Năm nay, khi con bà lên lớp 8, nhiều phụ huynh phản đối tiếng Anh Dyned nên trường chuyển qua tiếng Anh Access, xem như bộ giáo trình kia phải bỏ.
Nhiều phụ huynh than phiền dù mức phí ban đầu 240.000 đồng, sau tăng lên 280.000 đồng/tháng nhưng tiếng Anh Dyned là chương trình không có gì đặc sắc. Học sinh học trên máy tính, làm bài trên máy nhưng không may máy trục trặc, không lưu được bài là xem như không có điểm.
Lợi nhuận "khủng" từ tiếng Anh bổ trợ
Một chuyên gia về giáo dục phổ thông nhận xét việc đa dạng các hình thức giảng dạy tiếng Anh là cần thiết trong bối cảnh cần nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc cho phép sử dụng quá nhiều chương trình bổ trợ, hỗ trợ học ngoại ngữ chẳng khác nào biến trường học thành nơi kinh doimage. Phụ huynh được chào hàng các dịch vụ, ai có tiền thì dùng dịch vụ tốt và ngược lại.
Hiện nay, hàng loạt trung tâm ngoại ngữ mọc lên, săn lùng các hợp đồng dạng liên kết với nhà trường. Việc liên kết với nhà trường là hình thức kinh doimage nhẹ nhàng, an toàn và lợi nhuận "khủng", đương nhiên phần trăm trích lại cho các trường cũng không nhỏ. "Khi phải tìm từng học viên thì hợp tác với trường là cách làm hiệu quả và lâu dài nhất, vì số học sinh ổn định, có sẵn cơ sở vật chất. Chỉ cần mỗi trường có 300 học sinh đăng ký học thì con số thu về đã lớn lắm rồi" - chuyên gia nêu trên phân tích.
Nhiều trường đặt phụ huynh vào tình thế không chọn không được vì cách sắp xếp thời gian học tiếng Anh bổ trợ đẩy họ vào chuyện đã rồi. Chẳng hạn, theo quy định với tiếng Anh tăng cường, trường sắp xếp 2 tiết bổ trợ vào thời gian chính khóa. Nếu phụ huynh không đồng ý thời gian đó thì phải đón con em về. Cách làm mập mờ này mang tiếng tự nguyện nhưng phụ huynh không tự nguyện cũng không được.
Đa dạng hóa các phần mềm bổ trợ Mới đây, Sở GD-ĐT TP HCM đã có công văn nêu rõ: Việc giảng dạy các phần mềm bổ trợ triển khai khi được phép của cấp có thẩm quyền, thực hiện trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh, không bắt buộc. Các phần mềm bổ trợ cụ thể là Dyned, Phonics Learning Box UK, E- Study, I-Learn- I- Smart, sử dụng tài liệu kèm theo phần mềm bổ trợ đã được Bộ GD-ĐT và sở thẩm định cho phép. Sở GD-ĐT TP HCM cũng quy định các trường dùng nguồn kinh phí xã hội hóa chi trả cho giáo viên bản ngữ, phần mềm bổ trợ với sự đồng thuận, tự nguyện của phụ huynh. Cần đa dạng hóa các phần mềm bổ trợ, không ưu tiên riêng phần mềm bổ trợ nào để dạy hết các chương trình tiếng Anh. |